- Triển lãm: Vietnam Cycle 2016
- Chủ đề: “Sứ mệnh môi trường – nâng cao an toàn giao thông”
- Thời gian: Từ 17 đến 19 tháng 11 2016
- Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Với thông điệp “Sứ mệnh môi trường – nâng cao an toàn giao thông”, Vietnam Cycle 2016 là triển lãm chuyên ngành xe đạp, xe đạp điện và linh phụ kiện duy nhất được tổ chức tại Việt nam, dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương và phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đơn vị tổ chức Công ty Vinexad (Bộ Công thương) và Hiệp hội Ô tô, Xe máy, Xe đạp Việt Nam (VAMOBA). Triển lãm năm 2016 với sự tham gia của các thương hiệu xe đạp uy tín trong nước, quốc tế, những người đam mê thể thao và yêu thích xe đạp, các cơ quan quản lý nhà nước nhằm quảng bá những lợi ích của việc sử dụng xe đạp với môi trường, sức khỏe và an toàn giao thông.
Như thường lệ, Vietnam Cycle 2016 vẫn là nơi hội tụ nhiều thương hiệu xe đạp lâu đời và xuất sắc của cả Việt Nam và nước ngoài. Có thể kể đến như Thống Nhất, nhà tài trợ chính thức của triển lãm năm nay, Bamboo Bike, Việt Long, Vixeha và Cơ khí 17. Cùng với đó là các thương hiệu quốc tế như Gitane, Dahon, Bianchi, Basso, Peugeot, Definitive, Cannondale, Giant, Merida, LauX, Galaxy, Phoenix… Ngoài ra, dòng xe đạp điện, xe máy điện, xe cân bằng cũng trình làng những sản phẩm mới như Vina, Lyvina, Keton, Nimbus Bike…
Triển lãm dự kiến thu hút sự tham gia của 50 hãng xe lớn, với quy mô 150 gian hàng đến từ Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Dự kiến triển lãm sẽ thu hút khoảng 15.000 lượt khách thăm quan và làm việc.

Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam 2016
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, xe đạp, xe đạp điện Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan chiếm tới 80% thị phần, với kiểu dáng, màu sắc đa dạng, trong khi đó xe do doanh nghiệp trong nước sản xuất chiếm 8% thị phần, với các thương hiệu như Thống Nhất, Delta, Hitasa, Martin 107.

Đi vào đời sống người dân Việt Nam chưa lâu, với dân số đang ngày một trẻ hóa, Việt Nam là thị trường tiềm năng tiêu thụ xe 2 bánh. Khí hậu ngày càng sa sút, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số không ngừng tăng lên. Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có hướng đi mới, những giải pháp để khắc phục, vượt qua những khó khăn này. Do đó chính phủ Việt Nam đã và đang chú trọng vấn đề hạn chế những loại xe xả khí thả ảnh hưởng đến môi trường. Đẩy mạnh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đồng thời thiết lập đề xướng chính sách sử dụng và phát triển xe đạp. Sau một thời gian phát động chương trình “Đạp xe vì Môi trường” tại Việt Nam, xe đạp và xe đạp điện được người tiêu dùng ưa chuộng, số lượng tiêu thụ không ngừng tăng cao. Việt Nam là một thị trường, một hướng đi mới cho các doanh nghiệp xe đạp, xe đạp điện trong và ngoài nước.

Sản phẩm trưng bày bao gồm:
– Xe đạp nguyên chiếc: Xe thể thao, xe leo núi, xe thời trang
– Xe đạp điện nguyên chiếc
– Xe thiếu nhi
– Linh phụ kiện: Linh phụ kiện dành cho xe đạp
– Đồ chơi xe đạp
Đơn vị tổ chức:
– Công ty CP Quảng cáo & Hội chợ Thương Mại – Vinexad
– Hiệp hội ô tô, xe máy, xe đạp Việt Nam
Đơn vị ủng hộ:
– Bộ Công Thương Việt Nam
– Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
– UBND Thành Phố Hồ Chí MinhPosted on Tháng Tám 25, 2015Tháng Hai 15, 2016 by xedapviva

Hướng dẫn sử dụng xe đạp [2]
II – PHỤ KIỆN XE ĐẠP THƯỜNG DÙNG (BỘ PHẬN)
Xe đạp khi đưa vào sử dụng sẽ thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố như địa hình đường xá hay thời tiết, cho nên 1 số bộ phận xe sẽ bị hao mòn sau khi sử dụng 1 thời gian. Dưới đây là một số bộ phận xe đạp thường xuyên sử dụng:
Lốp và xăm là những bộ phận chịu mài mòn nhiều nhất, khi thay xăm lốp cần chú ý kích thước vành bánh xe, kiểu van, khi bơm xe vừa đủ lượng khí để đảm bảo sự kết hợp hài hòa xăm và lốp, tránh trường hợp để bánh xe quá non hay quá căng.
Nếu thường xuyên chạy xe trên những con đường địa hình phức tạp hay quá dốc, cần phải đặc biệt chú ý kiểm tra phanh xe. Dây phanh nếu có hiện tượng bung, sứt có thể gây sự cố đứt thắng, rất nguy hiểm, cần phải thay mới ngay. Cần thay phanh mới phù hợp với từng loại xe.
III – PHỤ KIỆN ĐI KÈM XE ĐẠP
Trong quá trình sử dụng xe đạp, dựa vào nhu cầu sử dụng, quý khách hàng có thể lựa chọn các phụ kiện đi kèm phù hợp. Thông thường, có một số phụ kiện không thể thiếu như sau: mũ bảo hiểm, quần áo thể thao, gang tay, bình nước, bó tay, bó gối. Nếu chỉ chạy xe thông thường, quý khách hàng có thể sử dụng quần áo thể thao cá nhân, hoặc găng tay cá nhân chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi, đặc biệt gang tay phải chống trơn tốt. Mũ bảo hiểm bảo vệ an toàn tính mạng cho người đi xe, cho nên khi đi xe với tốc độ cao hay địa hình đồi núi, không nên đội các loại mũ khác thay thế mũ bảo hiểm.
Khi đi xe đạp đường dài cần các trang bị như sau: balo, hộp dụng cụ, đèn xe, đồng hồ kỹ thuật số.
Khi đua xe chuyên nghiệp, cần sử dụng giày và kính râm. Nếu sử dụng giày tự khóa cần chú ý sử dụng cả bàn đạp tự khóa.
[Còn tiếp các phần tiếp theo]Posted on Tháng Tám 25, 2015Tháng Hai 15, 2016 by xedapviva
Hướng dẫn sử dụng xe đạp [1]Hướng dẫn sử dụng xe đạp, Tin tức Leave a comment
Cám ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng xe đạp Viva! Khi quý Khách Hàng đã lựa chọn VIVA thì VIVA cũng chắc chắn rằng quý Khách Hàng sẽ nhận được sự đảm bảo về chất lượng cũng như dịch vụ tốt nhất.
Để Quý Khách Hàng sử dụng xe đạp VIVA đúng cách, cuốn sách hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng xe này sẽ giúp cho Quý Khách Hàng hiểu rõ về chiếc xe, cũng như những thông số kỹ thuật và kiến thức cơ bản để lựa chọn chiếc xe phù hợp và sử dụng xe an toàn. Cám ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng sử dụng xe đạp VIVA bảo vệ môi trường.
VIVA luôn quan niệm xây dựng hình ảnh chiếc xe đạp mang lại sức khỏe, sự thư giãn, thoải mái và thân thiện với môi trường. Suốt 20 năm qua, chúng tôi nghiên cứu và chế tạo ra những chất liệu mới, áp dụng kĩ thuật cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Chính những điều này sẽ góp phần tạo nên hình ảnh và thương hiệu xe đạp thể thao VIVA gắn bó với Quý khách hàng trên mọi nẻo đường!
MỤC LỤC
I – TÊN CÁC BỘ PHẬN XE ĐẠP
II – PHỤ KIỆN XE ĐẠP THƯỜNG DÙNG
III – TRANG BỊ ĐI KÈM XE ĐẠP
IV – CÁC LOẠI XE ĐẠP
V – KÍCH THƯỚC KHUNG XE- CHIỀU CAO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN
VI – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁC BỘ PHẬN
VII – ĐIỀU CHỈNH THẮNG XE
VIII – ĐIỀU CHỈNH BIẾN TỐC (BỘ ĐIỀU TỐC)
IX – CÁC HẠNG MỤC CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG
X – CHÚ Ý ĐỂ LÁI XE AN TOÀN
XI – BẢO DƯỠNG XE
XII – SỐ HIỆU KHUNG
XIII – PHẠM VI BẢO HÀNH
0 komentar:
Đăng nhận xét